Giỏ hàng

Máy đo đường huyết dụng cụ kiểm tra sức khỏe cho người tiểu đường

06/08/2024
Tin tức

Khám phá máy đo đường huyết hiện đại giúp theo dõi sức khỏe dễ dàng và chính xác. Thiết bị này cung cấp kết quả nhanh chóng, hỗ trợ quản lý bệnh tiểu đường hiệu quả.

Máy đo đường huyết là một dụng cụ kiểm tra sức khỏe không thể thiếu đối với người tiểu đường. 

Việc ứng dụng máy đo đường huyết dễ dàng không chỉ mang lại ưu điểm chính xác mà còn tiện lợi cho người bệnh trong việc theo dõi sức khỏe hàng ngày. 

1. Cấu tạo máy đo đường huyết

Máy đo đường huyết là một thiết bị y khoa được sử dụng để đo lượng đường tồn tại trong máu. 

Hiện nay máy được sử dụng rất phổ biến trong việc theo dõi sức khỏe, kiểm soát đường huyết thường xuyên giúp người bệnh phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm điển hình là: bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận,...

Máy đo đường huyết là một thiết bị y khoa

Máy đo đường huyết được cấu tạo từ nhiều chi tiết khác nhau, bao gồm:

  • Màn hình hiển thị kết quả
  • Nút điều khiển được thiết kế trên thân máy
  • Bộ nhớ lưu trữ kết quả
  • 1 nguồn
  • 1 đầu vào
  • 1 bút lấy máu
  • 1 phần mềm đi kèm

Đây là những thành phần cơ bản cần có của một máy đo đường huyết, tuy nhiên một số dòng máy cao cấp sẽ còn có thêm những bộ phận khác kèm theo.

  • Lưu ý: Thường có một số vùng miền sử dụng tên gọi sai là máy bấm đường huyết, nguyên nhân chủ yếu là do người dùng có thể nhầm lẫn giữa "bấm" và "đo" hoặc sử dụng một từ đồng nghĩa khác mà họ cho là phù hợp.

2. Nguyên lý làm việc máy đo đường huyết

Hiện nay, các máy đo đường huyết đa số hoạt động theo phương pháp điện hóa. 

  • Trên bút lấy máu của máy thường sẽ được tẩm một lớp men glucose oxidase. 
  • Sau khi máy chích lấy 1 lượng máu nhỏ bằng que thử, lượng đường trong máu sẽ tạo ra phản ứng điện cực enzyme khi gặp men glucose oxidase tạo ra dòng điện. 
  • Quá trình phản ứng sẽ dừng lại khi phần đường trong máu phản ứng hết. 
  • Từ đó, máy đo đường huyết sẽ căn cứ vào số ion đi qua các điện cực để đưa ra kết quả. 

Máy đo đường huyết được cấu tạo từ nhiều chi tiết khác nhau

Đây là phương pháp dựa trên nguyên lý coulometric hiện đại ngày nay, giúp đưa ra kết quả nhanh chóng và có độ chính xác cực kỳ cao.

  • Chú ý: tùy vào mỗi dòng máy, màn hình hiển thị lượng đường ở các khoảng thời gian 1 phút, 5 phút, 10 phút hoặc 15 phút. Nếu lượng đường giảm xuống mức thấp hoặc tăng cao nguy hiểm, màn hình sẽ phát ra âm thanh cảnh báo.

>> Top +10 máy đo đường huyết chính hãng tốt nhất 2024.

3. Ưu điểm máy đo đường huyết

3.1. Dễ dàng sử dụng 

Với thiết kế máy nhỏ gọn, dễ cầm nắm khi dùng giúp máy đem đến sự tiện lợi khi mang đi bất cứ đâu.

Màn hình LCD giúp hiển thị thông số đường huyết rõ nét và được trang bị hệ thống tự động báo lỗi khi lượng máu không đủ nên rất thuận tiện khi sử dụng.

Máy đo đường huyết cho kết quả nhanh chóng với độ chính xác cao, tin cậy giúp người dùng dễ dàng nhận biết được tình trạng sức khỏe của mình một cách nhanh nhất.

Ưu điểm máy đo đường huyết

3.2. Hỗ trợ theo dõi sức khỏe

Việc cho ra kết quả nhanh chóng với độ chính xác cao, tin cậy giúp người dùng dễ dàng theo dõi tình hình sức khỏe và phát hiện những bệnh liên quan đến sự thay đổi chỉ số đường huyết.

Máy còn có thể lưu trữ nhiều kết quả đo kèm theo ngày giờ đo cụ thể, từ đó người dùng có thể theo dõi được sự thay đổi về đường huyết của mình để có sự điều chỉnh kịp thời trong chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, người bệnh có thể đo đường huyết tại nhà, bất kỳ lúc nào, không cần phải đến các cơ sở y tế, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

3.3. Máy đo đường huyết tích hợp nhiều chức năng

Máy đo đường huyết còn có thể sử dụng để đo các thông số sức khỏe tổng quan như: huyết áp, cholesterol, acid uric. 

Một số máy còn có khả năng kết nối với điện thoại thông minh, giúp quản lý dữ liệu dễ dàng hơn.

Máy đo đường huyết tích hợp nhiều chức năng

Những ưu điểm này khiến máy đo đường huyết còn được xem là thiết bị y tế đa chức năng, tiện lợi mà ai cũng cần có.

4. Cách sử dụng máy đo đường huyết

Quá trình kiểm tra đường huyết sẽ diễn ra nhanh chóng nhưng bạn cần thực hiện đúng cách để đảm bảo kết quả cho ra chính xác và tránh gây tổn thương da.

  • Bước 1: Bạn nên chuẩn bị những thứ cần thiết và vệ sinh sạch sẽ vị trí lấy máu trước khi tiến hành đo. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và loại bỏ cặn bẩn còn sót lại trên tay có thể làm thay đổi kết quả đo.
  • Bước 2: Khởi động máy đo đường huyết. Điều này thường được thực hiện bằng cách chèn một que thử. Màn hình máy đo đường huyết sẽ cho bạn biết khi nào cần lấy máu trên que thử.
  • Bước 3: Sử dụng thiết bị bút lấy máu để đâm vào một bên ngón tay của bạn, bên cạnh móng tay (hoặc một vị trí được đề nghị khác). Điều này ít đau hơn so với việc đâm trực tiếp vào giữa ngón tay của bạn.
  • Bước 4: Bóp ngón tay của bạn cho đến khi nó tạo ra một giọt đủ kích cỡ rồi đưa đầu que thử vào đầu ngón tay, máy sẽ tự động thu máu.
  • Bước 5: Đợi một lát để máy đo đường huyết và hiển thị kết quả lên màn hình.

Cách sử dụng máy đo đường huyết

Nếu bạn thường gặp khó khăn trong việc lấy mẫu máu, hãy làm ấm tay bằng vòi nước chảy hoặc chà xát mạnh hai bàn tay vào nhau. 

Hãy chắc chắn rằng tay bạn đã hoàn toàn khô trước khi tiến hành lấy máu.

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan