Giỏ hàng

Chỉ số đường huyết (GI) giải mã ý nghĩa và cách đo lường

09/08/2024
Tin tức

Chỉ số đường huyết là yếu tố quan trọng trong việc quản lý sức khỏe, đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường. Hiểu rõ về chỉ số này giúp duy trì mức đường huyết ổn định và phòng ngừa biến chứng.

Chỉ số đường huyết (GI) là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực dinh dưỡng và sức khỏe. 

Hiểu rõ ý nghĩa của chỉ số đường huyết và bảng chỉ số đường huyết của thực phẩm chính xác sẽ giúp bạn có những lựa chọn dinh dưỡng thông minh hơn cho sức khỏe của mình.

1. Định nghĩa chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết hay còn gọi là chỉ số glucose là một con số cung cấp thông tin giúp chẩn đoán một số bệnh lý về sức khỏe, thường được đo lường theo đơn vị mmol/l hoặc mg/dl.

Ở những thời điểm khác nhau, kết quả định lượng glucose cũng sẽ khác nhau.

Chỉ số đường huyết bao gồm 4 loại khác nhau: Đường huyết bất kỳ, đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn một giờ đồng hồ và sau ăn hai giờ đồng hồ, cuối cùng là đường huyết được thể hiện qua chỉ số HbA1C.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết

2. Ý nghĩa của chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết có thể cho biết nồng độ glucose trong máu là bao nhiêu. 

Khi chỉ số đường huyết của bạn tăng cao thường xuyên sẽ có nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường. 

Đây cũng là một trong những dấu hiệu giúp các bác sĩ chẩn đoán và xác định căn bệnh.

Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết là cơ sở trọng yếu để người bệnh xác định cơ thể đang ở trong tình trạng nào, từ đó có những biện pháp theo dõi và lên kế hoạch điều trị phù hợp nhằm kiểm soát tốt bệnh đường huyết. 

Đồng thời cũng phòng tránh nguy cơ nhiễm toan ceton hay tăng áp lực thẩm thấu máu và rất nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác. 

Tại sao chỉ số đường huyết lại quan trọng đến sức khỏe

>> Các tính năng nổi bật của máy trợ thính không dây.

3. Cách đo chỉ số đường huyết

Một mẹo nhỏ để bạn có thể kiểm soát chỉ số đường huyết luôn ở mức độ an toàn chính là theo dõi và ghi chép chỉ số này. 

Từ đó, bạn có thể có những biện pháp phù hợp để điều chỉnh hoặc thăm khám bác sĩ khi biết tình hình trở nên nghiêm trọng.

Vì vậy, bạn có thể đo chỉ số đường huyết tại nhà đơn giản bằng những cách sau:

3.1. Sử dụng máy đo đường huyết

Đây là phương pháp phổ biến nhất để thử đường huyết tại nhà. 

  • Bạn sẽ sử dụng một máy đo đường huyết cầm tay để lấy mẫu máu từ ngón tay hoặc vùng da khác thông qua lỗ kim nhỏ. 
  • Máy thử tiểu đường tại nhà sẽ đo mức đường huyết trong mẫu máu và hiển thị kết quả trên màn hình.

Nếu bạn làm xét nghiệm không phải lúc đói, mức đường huyết an toàn thông thường nằm trong khoảng từ 70 mg/dL đến 140 mg/dL. 

Bạn có thể có nguy cơ bị tiền đái tháo đường nếu kết quả từ 140 mg/dL đến 199 mg/dL và có nguy cơ bị đái tháo đường nếu chỉ số đường huyết từ 200 mg/dL trở lên.

Những thực phẩm giúp điều chỉnh đến chỉ số đường huyết

3.2. Cách đo chỉ số bằng HbA1C

Tỷ lệ HbA1c cho phép đánh giá chỉ số đường huyết trung bình trong vòng 2 - 3 tháng trước đó. 

Đây cũng là xét nghiệm mang tính quyết định trong chẩn đoán và theo dõi bệnh tiểu đường.

  • Cách thử đường huyết bằng xét nghiệm HbA1c bắt đầu bằng các bước chuẩn bị và lấy máu tương tự với cách đo đường huyết tại nhà. 
  • Sau đó, người bệnh cần trộn máu với dung dịch đệm rồi mới đặt mẫu này lên que thử và tiến hành đo.
  • Một số hiển thị kết quả trực tiếp trên màn hình giống như máy đo đường huyết, trong khi loại khác yêu cầu bạn so sánh màu sắc của hỗn hợp máu và dung dịch đệm với bảng kết quả để đọc kết quả.

Nếu kết quả của HbA1C trong khoảng từ 5.7% - 6.4%, bạn có thể bị tiền đái tháo đường. Kết quả từ 6.5% trở lên tức là bạn có thể bị đái tháo đường.

Cách theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà

4. Một số thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và thấp phổ biến

Việc thực hiện lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý là rất cần thiết giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của những bệnh liên quan đến đường huyết.

4.1. Nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp mà những người có nguy cơ mắc bệnh nên ăn:

  • Nhóm thực phẩm tinh bột: Đó là các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, ngô, khoai, sắn... Cách chế biến tốt nhất là luộc hoặc hấp, nên hạn chế các cách chế biến như: chiên, xào.
  • Nhóm thịt cá: Đây là nhóm thực phẩm bổ sung nhiều chất đạm cho cơ thể bao gồm: các loại cá, thịt lợn nạc, thịt gia cầm. Lưu ý là những loại thịt nên ăn nạc, loại bỏ da, phần mỡ, chế biến bằng cách hấp, luộc hoặc có thể áp chảo để loại bớt mỡ.
  • Nhóm thực phẩm chứa chất béo, đường: Chỉ nên ăn những loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như: vừng, dầu đậu nành, olive, dầu cá, mỡ cá,...
  • Nhóm rau củ quả: Đây là những thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung nhiều hơn trong thực đơn hàng ngày. Đối với rau, củ cách thức chế biến tốt nhất là luộc, hấp hoặc có thể là ăn sống, làm sa lát. Đối với các loại hoa quả thì có thể là ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước. 

Làm thế nào để quản lí chỉ số đường huyết một cách hiệu quả

4.2. Nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao

Một số thực phẩm có thể làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng lên rất nhanh. 

Do đó, để hạn chế chỉ số tăng cao, những người có nguy cơ bị mắc bệnh nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sau:

  • Hạn chế ăn bánh mì, gạo trắng, miến, bột sắn dây và các loại củ nướng.
  • Hạn chế tối đa các loại thực phẩm có chứa cholesterol, chất béo bão hòa.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao như: dầu dừa, kem tươi, các loại bánh kẹo ngọt, siro, các loại hoa quả sấy và các loại nước có ga...
  • Ngoài ra, người có nguy cơ mắc bệnh cũng không nên ăn phủ tạng của động vật, da của gia cầm, thịt lợn có nhiều mỡ.

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan