Giỏ hàng

Cách đo đường huyết tại nhà đúng cách cho người mới bắt đầu

31/08/2024
Tin tức

Đo đường huyết thường xuyên là cách hiệu quả nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường. Sử dụng thiết bị đo chính xác giúp bạn theo dõi sức khỏe và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Đo đường huyết tại nhà là một trong những phương pháp quan trọng giúp người bệnh kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình. 

Cách đo đường huyết tại nhà đúng cách dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc quản lý sức khỏe của mình.

1. Nên đo đường huyết khi nào?

Đo đường huyết giúp người bệnh biết mức thay đổi, đánh giá kế hoạch điều trị, chế độ ăn uống, tập thể dục... 

Tần suất kiểm tra tùy thuộc vào loại bệnh tiểu đường, có dùng thuốc điều trị hay không.

Thông thường, bạn nên đo đường huyết vào những thời điểm sau:

1.1. Trước và sau bữa ăn 

  • Đo đường huyết trước và sau bữa ăn giúp theo dõi cách cơ thể phản ứng với thực phẩm. 
  • Theo dõi trước bữa ăn giúp xác định mức đường huyết khi cơ thể chưa bị ảnh hưởng bởi thực phẩm, trong khi đo sau bữa ăn giúp đánh giá sự gia tăng đường huyết do thực phẩm tiêu thụ.

Điều này quan trọng để hiểu rõ mức đường huyết sau khi ăn và điều chỉnh chế độ ăn uống nếu cần. 

Đo đường huyết kiểm soát sức khỏe hiệu quả

1.2. Trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy

  • Đo đường huyết vào buổi sáng trước khi ăn (sáng sớm) cung cấp thông tin về mức đường huyết sau một đêm ngủ.
  • Còn đo đường huyết trước khi đi ngủ giúp đảm bảo mức đường huyết không quá thấp hoặc quá cao trước khi nghỉ ngơi. 

Việc kiểm tra vào những thời điểm này giúp kiểm soát tình trạng đường huyết qua đêm và chuẩn bị cho kế hoạch điều trị trong ngày.

1.3. Khi cảm thấy có triệu chứng bất thường

Nếu bạn cảm thấy triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, việc đo đường huyết ngay lập tức giúp xác định nguyên nhân và điều chỉnh kế hoạch điều trị kịp thời. 

Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của tình trạng hạ hoặc tăng đường huyết.

1.4. Theo hướng dẫn của bác sĩ

Nếu bạn đang theo dõi đường huyết để quản lý bệnh tiểu đường hoặc các tình trạng sức khỏe khác, hãy tuân theo hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ. 

Họ có thể chỉ định thời điểm đo đường huyết dựa trên nhu cầu điều trị cá nhân, loại thuốc đang sử dụng và các yếu tố khác.

Việc đo đường huyết vào các thời điểm quan trọng này giúp bạn theo dõi sự biến động của mức đường huyết, điều chỉnh chế độ ăn uống, thuốc men và thói quen sinh hoạt để duy trì sức khỏe tốt nhất.

2. Các thiết bị đo đường huyết tại nhà

Việc sử dụng máy đo đường huyết tại nhà là rất quan trọng bởi nó sẽ giúp những người bệnh biết được ở trong cơ thể đang thay đổi như thế nào. 

Sau đó thiết lập một chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện khoa học, phù hợp hơn.

Đo đường huyết theo dõi chỉ số đường huyết hàng ngày

Một số thiết bị đo đường huyết tại nhà phổ biến hiện có thể kể đến như:

2.1. Máy đo đường huyết cầm tay

Đây là loại thiết bị phổ biến nhất dành cho người cần theo dõi đường huyết tại nhà. 

Máy đo đường huyết cầm tay thường có kích thước nhỏ gọn, dễ sử dụng và cho kết quả nhanh chóng chỉ sau vài giây. 

  • Cấu tạo cơ bản của thiết bị này bao gồm một máy đo chính, que thử đường huyết và bút lấy máu. 
  • Một số mẫu máy đo đường huyết cầm tay hiện đại còn được trang bị màn hình LCD hiển thị kết quả rõ ràng. 
  • Một số loại còn có chức năng lưu trữ và phân tích dữ liệu, giúp người dùng dễ dàng theo dõi sự biến động của mức đường huyết theo thời gian.

Đo đường huyết phát hiện sớm bệnh tiểu đường

2.2. Máy đo đường huyết không cần que thử

Đây là một bước tiến mới trong công nghệ đo đường huyết, giúp loại bỏ sự bất tiện của việc phải sử dụng que thử. 

  • Thiết bị này thường sử dụng công nghệ cảm biến ánh sáng hoặc công nghệ quang phổ để đo đường huyết mà không cần lấy mẫu máu. 
  • Mặc dù chi phí cao hơn và độ chính xác có thể thấp hơn so với máy đo truyền thống, nhưng đây là lựa chọn lý tưởng cho những người muốn giảm thiểu sự khó chịu khi phải chích máu thường xuyên.

2.3. Máy đo đường huyết liên tục (CGM - Continuous Glucose Monitor)

Thiết bị này được gắn vào cơ thể và liên tục theo dõi mức đường huyết trong suốt cả ngày, cung cấp dữ liệu chi tiết về sự biến động của đường huyết. 

  • Máy đo đường huyết liên tục rất hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc những người cần quản lý đường huyết chặt chẽ. 
  • Dữ liệu từ CGM thường được đồng bộ hóa với điện thoại thông minh hoặc máy tính, giúp người dùng và bác sĩ dễ dàng theo dõi và điều chỉnh kế hoạch điều trị.

2.4. Máy đo đường huyết tích hợp với các thiết bị y tế khác

Một số thiết bị đo đường huyết hiện đại được tích hợp với các thiết bị y tế khác như máy đo huyết áp hoặc đồng hồ thông minh. 

Những thiết bị này không chỉ giúp đo đường huyết mà còn cung cấp các chỉ số sức khỏe toàn diện khác, hỗ trợ quản lý sức khỏe tổng thể một cách tiện lợi và hiệu quả.

Đo đường huyết dành cho người bệnh tiểu đường

Việc chọn đúng thiết bị đo đường huyết tại nhà phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân, khả năng tài chính và mức độ theo dõi cần thiết. 

Mỗi loại thiết bị đều có những ưu và nhược điểm riêng, nhưng đều giúp người dùng theo dõi và quản lý đường huyết một cách chủ động và hiệu quả hơn.

>> Nệm hơi chống loét cải thiện giấc ngủ, giảm đau nhức

3. Cách sử dụng máy đo đường huyết đúng cách tại nhà

Việc tự theo dõi mức đường huyết không chỉ giúp phát hiện sớm các biến động bất thường mà còn hỗ trợ trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày. 

Tuy nhiên, đối với người mới bắt đầu, việc đo đường huyết có thể gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. 

Đo đường huyết cần thiết cho người có nguy cơ mắc bệnh

Để đảm bảo kết quả chính xác và an toàn, việc nắm vững quy trình đo đường huyết là điều vô cùng cần thiết.

  • Trước khi quyết định tự thử đường huyết tại nhà cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Sau đó để chuẩn bị, bạn cần đảm bảo vệ sinh, hãy rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện kiểm tra đường huyết. 
  • Kiểm tra xem máy đo đã được hiệu chuẩn đúng cách và que thử chưa hết hạn sử dụng để đảm bảo kết quả đo lường chính xác.
  • Lấy kim và lắp vào ống hút, xoa nhẹ đầu ngón tay và thực hiện lấy máu.
  • Sau đó, bạn nhỏ máu lên phần que thử để máy thực hiện đo kết quả. 
  • Đồng thời, cầm máu bằng cách dùng khăn sạch để ấn vào đầu ngón tay vừa lấy máu. 
  • Máy sẽ tự động hút máu và hiển thị kết quả sau vài giây.
  • Sau khi máy hiển thị kết quả, hãy ghi lại kết quả rõ ràng, cẩn thận để có cơ sở theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.
  • Sau khi sử dụng, bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đo đường huyết vừa sử dụng và  vứt kim và que thử đã dùng vào thùng rác y tế để tránh lây nhiễm.

Lưu ý 

  • Không nên sử dụng lại các que thử vì những que đã qua sử dụng thì độ chính xác sẽ không cao và hành động này có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng. 
  • Việc kiểm tra đường huyết sẽ là cần thiết và được thực hiện định kỳ đối với bệnh nhân tiểu đường. Chính vì thế, mỗi bệnh nhân cần lưu ý, nên đo luân phiên ở các đầu ngón tay, không nên chỉ đo ở một ngón tay. 
  • Trong trường hợp bị đau nhức tay thì không nên lấy máu kiểm tra.

Bằng cách tuân thủ đúng các bước trên, bạn sẽ đảm bảo đo đường huyết tại nhà một cách an toàn và chính xác, từ đó giúp kiểm soát sức khỏe hiệu quả hơn.


ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan